Bài học cuối cùng nằm trong chương 1 đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp kế toán là các phương pháp kế toán.
Kế toán có những phương pháp riêng thích hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự tuần hoàn của tài sản trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh.
– Xét trong quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Đối tượng của kế toán luôn có tính 2 mặt, độc lập nhau nhưng luôn cân bằng với nhau về lượng giá trị.
– Xét trong quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Đối tượng của kế toán luôn có tính 2 mặt, độc lập nhau nhưng luôn cân bằng với nhau về lượng giá trị.
– Xét trong quá trình tuần hoàn tài sản, đối tượng của kế toán luôn vận động qua các giai đoạn khác nhau nhưng theo một trật tự xác định và khép kín trong 1 chu kỳ nhất định.
– Luôn có tính đa dạng trong mỗi nội dung cụ thể.
– Mỗi đối tượng cụ thể của kế toán đều gắn liền với lợi ích kinh tế, quyền lợi và trách nhiệm của nhiều phía. Trên cơ sở phương pháp luận và những đặc điểm cơ bản của đối tượng kế toán người ta đã xây dựng các phương pháp của kế toán bao gồm các phương pháp chính là:
1. Phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin (vật mang tin), làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp chứng từ kế toán nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Mỗi đối tượng cụ thể của kế toán đều gắn liền với lợi ích kinh tế, quyền lợi và trách nhiệm của nhiều phía. Trên cơ sở phương pháp luận và những đặc điểm cơ bản của đối tượng kế toán người ta đã xây dựng các phương pháp của kế toán bao gồm các phương pháp chính là:
1. Phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin (vật mang tin), làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp chứng từ kế toán nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Phương pháp tính giá
Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như: tài sản cố định, hàng hoá, vật tư, sản phẩm và lao vụ…
Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định.
3. Phương pháp đối ứng tài khoản
Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như: tài sản cố định, hàng hoá, vật tư, sản phẩm và lao vụ…
Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định.
3. Phương pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp đối ứng tài khoản được hình thành bởi cặp phương pháp tài khoản và ghi sổ kép. Trong đó:
– Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế, nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu, chi… trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
– Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế, nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu, chi… trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
– Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán, theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong mối liên hệ khách quan giữa chúng, bằng cách ghi số tiền kép (một số tiền ghi 2 lần) vào các tài khoản kế toán liên quan.
4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chế với nhau tạo thành một hệ thống phương pháp kế toán.
4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chế với nhau tạo thành một hệ thống phương pháp kế toán.
Muốn có những thông tin tổng hợp về tình trạng tài chính của đơn vị thì phải lập bảng cân đối tài sản tức là sử dụng phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
Nhưng chỉ có thể tổng hợp và cân đối các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi chặt chẽ sự hình thành và vận động biến đổi của các loại tài sản qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Việc ghi chép vào các tài khoản kế toán bắt buộc phải dùng đơn vị đo lường là tiền tệ do đó cần phải tính giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh.
Muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản có liên quan một cách chính xác thì phải có những thông tin chính xác về từng hoạt động kinh tế cụ thể của đơn vị tức là phải có những chứng từ hợp lệ phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Nhưng nếu chỉ dựa vào chứng từ thì không thể phản ánh hết sự biến đổi của tài sản. Trong thực tế có những hiện tượng không thống nhất giữa hiện vật với chứng từ, sổ sách do điều kiện khách quan gây ra như: đường dôi thừa do ẩm ướt, xăng dầu bị hao hụt do bốc hơi…
Để khắc phục tình trạng trên kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lượng và tình hình cụ thể của hiệnvật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có khớp đúng với nhau hay không.
Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản (cũng là chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế.
Bảo đảm cho các số liệu của kế toán phản ánh chính xác và trung thực về các loại tài sản của doanh nghiệp.
EmoticonEmoticon