Hướng dẫn cách định khoản chi phí nhân công trực tiếp TK 622

VPP VINACOM 15:18

Hướng dẫn cách định khoản hạch toán tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,...).

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).


Một số quy định cần lưu ý khi hạch toán tìa khoản chi phí nhân công trực tiếp 622:

1. Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp... cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.

2. Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lương phải trả công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.

3. Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.

4. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 


 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. 


Hướng dẫn cách hạch toán định khoản một số nghiệp vụ kế toán phát sinh chủ yếu liên quan đến tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622:

1. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
2. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

3. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
          Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
          Có TK 334 - Phải trả người lao động.
5. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hoặc
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Hướng dẫn cách định khoản chi phí nhân công trực tiếp TK 622 Hướng dẫn cách định khoản chi phí nhân công trực tiếp TK 622
910 1

Hướng dẫn cách định khoản hạch toán tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,...).

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »