Trong chương 1 đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp kế toán là một số khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của kế toán được chấp nhận chung trong công tác kế toán như: định giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các báo cáo tài chính… Nhằm bảo đảm sự dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán.
Những khái niệm và nguyên tắc này được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những người thực hiện công tác kế toán kết hợp với quá trình nghiên cứu của các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, các chuyên gia kinh tế… Sau đó được mọi người thừa nhận như là một quy luật và trở thành một trong những vấn đề có tính pháp lệnh của công tác kế toán thống kê và được triển khai áp dụng thống nhất ở tất cả các đơn vị kinh tế trong phạm vi quốc gia. Sau đây là một số khái niệm và những nguyên tắc cơ bản:
Những khái niệm và nguyên tắc này được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những người thực hiện công tác kế toán kết hợp với quá trình nghiên cứu của các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, các chuyên gia kinh tế… Sau đó được mọi người thừa nhận như là một quy luật và trở thành một trong những vấn đề có tính pháp lệnh của công tác kế toán thống kê và được triển khai áp dụng thống nhất ở tất cả các đơn vị kinh tế trong phạm vi quốc gia. Sau đây là một số khái niệm và những nguyên tắc cơ bản:
1. Một số khái niệm và giả định
1.1 Khái niệm đơn vị kế toán
Khái niệm này tương đồng với khái niệm đơn vị kinh doanh. Theo khái niệm này, thông tin tài chính được phản ánh cho một đơn vị kế toán cụ thể.
Mỗi đơn vị kinh tế riêng biệt phải được phân biệt là một đơn vị kế toán độc lập, có bộ báo cáo tài chính của riêng mình.
Khái niệm đơn vị kế toán đòi hỏi các báo cáo tài chính được lập chỉ phản ánh các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị kế toán mà không bao hàm thông tin tài chính về các chủ thể kinh tế khác như tài sản riêng của chủ sở hữu hay các thông tin tài chính của các đơn vị kinh tếđộc lập khác.
Nói cách khác khái niệm đơn vị kế toán quy định giới hạn về thông tin tài chính mà hệ thống kế toán cần phải thu thập và báo cáo.
1.2. Đơn vị thước đo tiền tệ
Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng thước đo tiền tệ. Kế toán lựa chọn và sử dụng một đơn vị tiền tệ làm thước đo. Thông thường thước đo tiền tệ được lựa chọn là đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia mà đơn vị kế toán đăng ký hoạt động. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tính toán và ghi chép bằng thước đo tiền tệ này.
Khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, kế toán chỉ chú ý đến giá thực tế tại thời điểm phát sinh mà không chú ý đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Đối với các đơn vị kinh tế Việt Nam, thông thường kế toán phải dùng đồng Việt Nam trong quá trình tính toán và ghi chép các nghiệp 12 vụ kinh tế phát sinh và phải đặt giả thiết là sức mua của đồng tiền có giá trị bền vững hoặc sự thay đổi về tính giá trị của tiền tệ theo giá cả ảnh hưởng không đáng kể đến tình trạng tài chính của đơn vị kinh tế.
Tuy nhiên khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trường thì kế toán phải dựa vào những quy định, hướng dẫn của nhà nước để tổ chức đánh giá lại các tài sản có liên quan từ giá trị đã ghi sổ thành giá trị đương thời để làm tăng ý nghĩã của báo cáo tài chính kế toán.
1.3. Giả định hoạt động liên tục
Kế toán phải đặt giả thiết là doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục trong một thời gian vô hạn định hay sẽ hoạt động cho đến khi nào các tài sản cố định hoàn toàn bị hư hỏng và tất cả trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của đơn vị đã được hoàn tất hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần.
Giả định này được vận dụng trong việc định giá các loại tài sản đang sử dụng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng cho nên chưa bán hoặc không thể bán được do đó giá trị của những tài sản này sẽ được tính toán và phản ánh trên cơ sở giá gốc và sự đã hao mòn do sử dụng.
Tức là giá trị tài sản hiện còn là tính theo số tiền mà thực sự doanh nghiệp đã phải trả khi mua sắm hay xây dựng trừ đi giá trị đã hao mòn chứ không phải là giá mua bán ra trên thị trường. Mặt khác giả thiết về sự hoạt động lâu dài của doanh nghiệp còn là cơ sở cho các phương pháp tính khấu hao để phân chia giá phí của các loại tài sản cố định vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng của nó.
1.4. Khái niệm kỳ kế toán
Hoạt động của doanh nghiệp là lâu dài và liên tục, nếu chờ cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng lại và mọi tài sản đều được bán xong kế toán mới lập báo cáo tài chính thì sẽ không có tác dụng gì trong việc điều hành hoạt động của Ban Giám đốc. Để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý doanh nghiệp, kế toán phải chia hoạt động lâu dài của đơn vị thành nhiều kỳ có độ dài về thời gian bằng nhau, từ đó dễ dàng so sánh, đánh giá và kiểm soát doanh thu, chi phí và lãi (lỗ) của từng kỳ. Giả định này dựa trên giả thiết hoạt động của đơn vị sẽ ngưng lại vào một thời điểm nào đó để kế toán có thể lập các báo cáo có tính chất tổng kết tình hình hoạt động trong thời gian qua và cung cấp các thông tin về kết quả đạt được lúc cuối kỳ.
Thông thường, kỳ kế toán chính được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Trong từng năm có thể phân thành các kỳ tạm thời như tháng, quý. Thời gian để tính kỳ tạm thời là ngày đầu tiên của tháng, quý đến hết ngày cuối cùng của tháng, quý đó.
Trong chế độ kế toán doanh nghiệp ngoài kỳ kế toán tính theo năm dương lịch, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể tính theo 12 tháng tròn sau khi đã thông báo cho cơ quan thuế và được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Việc thay đổi này có thể dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay năm cuối cùng ngắn hơn hoặc dài hơn.12 tháng, nhưng không được vượt quá 15 tháng.
2. Một số nguyên tắc kế toán
2.1. Nguyên tắc thực tế khách quan
Khi ghi chép phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào những giấy tờ hay sổ sách cần thiết, kế toán phải ghi chép một cách khách quan nghĩa là phải phản ánh theo đúng những sự việc thực tế đã diễn ra và có thể dễ dàng kiểm chứng lại được, không được ghi chép theo ý chủ quan nào đó mà làm người đọc hiểu không đúng bản chất của vấn đề.
2.2. Nguyên tắc giá phí
Nội dung của nguyên tắc giá phí là khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản, kế toán phải dựa vào chi phí đã phát sinh để hình thành nên tài sản chứ không phải căn cứ vào giá hiện hành trên thị trường.
Như vậy, giá trị của tài sản được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán là chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để có tài sản đó, chứ không phải giá thị trường ở thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc giá gốc để thể hiện rằng kế toán ghi nhận giá trị tài sản và các khoản chi phí phát sinh theo giá gốc là số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
2.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đơn vị đã hoàn thành trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Việc ghi nhận doanh thu được hưởng ở thời điểm bán hàng như trên sẽ cho một sự đo lường thực tế nhất vì:
– Khi đã giao hàng cho khách hàng thì doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết những công việc cần thiết trong việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, những vấn đề còn lại là không đáng kể.
– Vào buổi điểm bán hàng, giá cả thanh toán đã được người bán và người mua thỏa thuận là một sự đo lường khách quan doanh thu được hưởng và khi đó bên bán đã nhận được một số tiền hoặc một khoản
phải thu.
2.4. Nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Mỗi khoản doanh thu được tạo ra, đều xuất phát từ những khoản chi phí, vì vậy khi xác định doanh thu ở kỳ nào, thì cũng phải xác định những chi phí để tạo doanh thu đó ở kỳ ấy.
Tất cả các chi phí chi ra trong quá trình hoạt động của doanh 15 nghiệp đều có mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên trong từng kỳ kế toán (tháng, quý, năm) doanh thu có thể phát sinh ở kỳ này, nhưng những chi phí đã phải chi ra để đạt doanh thu đó ở kỳ trước, vì vậy nguyên tắc này yêu cầu khi tính chi phí được coi là chi phí hoạt động trong kỳ, phải trên cơ sở những chi phí nào tạo nên doanh thu được hưởng trong kỳ. Như vậy có thể có những chi phí đã phát sinh trong kỳ, nhưng không được coi là chi phí hoạt động trong kỳ vì nó có liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau như: chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất trong kỳ sau…
Ngược lại, có những trường hợp đã thu tiền nhưng diễn ra trước khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ thì cũng chưa được ghi nhận là doanh thu. Trong trường hợp này kế toán phải coi như một món nợ phải trả cho đến khi nào việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ đã được thực hiện.
2.5. Nguyên tắc nhất quán
Trong kế toán có thể một số trường hợp được phép có nhiều phương pháp tính toán, mỗi phương pháp lại cho một kết quả khác nhau.
Theo nguyên tắc này, khi đã chọn phương pháp nào thì kế toán phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.
Trường hợp cần thiết sự thay đổi về phương pháp đã chọn cho hợp lý thì trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải giải trình lý do tại sao phải thay đổi phương pháp và sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tính toán so với phương pháp cũ.
Ví dụ: Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối kỳ… Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.
2.6. Nguyên tắc thận trọng
Vì mỗi một số liệu của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều phía khác nhau, mà trong lĩnh vực kinh tế thì có nhiều trường hợp không thể lường trước hết được từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng, phải có những phương án dự phòng những khảnăng xấu có thể xẩy ra trong tương lai, nhất là đối với các hoạt động kéo dài hay có tính lặp đi lặp lại như các khoản đầu tư chứng khoán,
hàng tồn kho…
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
– Phải lập các khoản dự phòng khi có bằng chứng về các khoản đầu tư, hàng tồn kho… trên thực tế đã bị giảm giá.
– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
– Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh.
2.7. Nguyên tắc trọng yếu
Kế toán có thể bỏ qua những yếu tố không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình tài chính, nhưng phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với những giá trị lớn nhỏ khác nhau và có ảnh hưởng đáng kể hoặc không đáng kể đến doanh thu hay chi phí hay hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán.
Theo nguyên tắc này, kế toán có thể linh động giải quyết một số
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hướng thiết thực đơn giản, dễ làm mà không bắt buộc phải bảo đảm yêu cầu của những nguyên tắc trên, nếu ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là không đáng kể.
2.8. Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trong kỳ của đơn vị đều phải được phản ảnh đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính, phải giải trình rõ ràng các sổ liệu quan trọng để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính và phải công bố công khai theo quy định của nhà nước.
Xem tiếp:Đối tượng kế toán và sự hình thành tài sản của một doanh nghiệp
Xem tiếp:Đối tượng kế toán và sự hình thành tài sản của một doanh nghiệp
EmoticonEmoticon